Giới thiệu chung
Bộ môn Dược liệu thuộc Khoa Dược, trường Đại học Lạc Hồng và được thành lập cùng với Khoa Dược vào năm 2013. Văn phòng bộ môn đặt tại phòng I409 cơ sở 6, trường Đại học Lạc Hồng.
Bộ môn Dược liệu đảm nhận trách nhiệm giảng dạy và trang bị những kiến thức cơ bản về các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên cho chương trình đào tạo Dược sĩ đại học: Lý thuyết Dược liệu 1 & 2, Thực hành Dược liệu, Thực hành dược khoa 2. Bên cạnh đó Bộ môn còn tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, hướng dẫn các đề tài của học sinh THPT tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật tỉnh.
Nhân sự bộ môn bao gồm:
Đối tượng giảng dạy: Sinh viên đại học hệ chính quy, hệ liên thông.
Mục tiêu giảng dạy: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nguồn gốc, thành phần hoá học, kiểm nghiệm, tác dụng và công dụng của dược liệu và các phương pháp khoa học để nghiên cứu thành phần hoá học và đánh giá chất lượng dược liệu.
Học phần Thực hành Dược khoa 2 hướng dẫn sinh viên năm nhất những kiến thức cơ bản về việc nhận biết cây thuốc, tên khoa học và tác dụng dược lý, công dụng của một số cây thuốc thường được sử dụng ở Việt Nam.
Học phần Lý thuyết Dược liệu 1 & 2 cung cấp kiến thức về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, thành phần hóa học, công dụng, cách dùng, cách kiểm nghiệm dược liệu và cách chiết xuất hoạt chất từ dược liệu. Sinh viên được cung cấp những kiến thức chung về một số nhóm hợp chất có trong dược liệu thường được dùng để làm thuốc, bao gồm nhóm carbohydrat, glycosid tim, saponin, flavonoid, antraglycosid, tannin, coumarin, iridoid glycosid. Phần lý thuyết được minh họa bằng những bài thực hành có liên quan đến nhóm chất đã học.
Học phần Thực hành dược liệu giúp minh họa lại các kiến thức lý thuyết đã được học. Sinh viên được trang bị các kỹ năng thực hành định tính, định lượng, chiết xuất các nhóm chất nói trên từ dược liệu, kiểm nghiệm phân biệt dược liệu thật - giả, đánh giá dược liệu có phẩm chất tốt hay không tốt dựa trên thành phần và hàm lượng hoạt chất, vận dụng vào việc phát triển những chế phẩm từ dược liệu nói chung. Học phần cũng giúp nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng sử dụng kính hiển vi vào việc phân biệt các dược liệu dễ nhầm lẫn. Từ đó có thể vận dụng vào việc kiểm nghiệm một dược liệu bất kỳ dựa trên các tiêu chuẩn có ghi trong Dược điển Việt Nam và một số nước khác.
Hướng nghiên cứu
Các nghiên cứu của Bộ môn hướng tới mục tiêu chính là nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong sản xuất, sử dụng dược liệu và các thuốc từ dược liệu. Trong những năm qua, các đề tài nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào những hướng nghiên cứu chính:
1. Nghiên cứu và kiểm nghiệm dược liệu, các thuốc từ dược liệu
2. Nghiên cứu chứng minh tác dụng và phát hiện các tác dụng mới của dược liệu.
Giáo trình và tài liệu
Viện Dược liệu, Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, 1993.