Thông tin cần biết

Ban vì sự tiến bộ PN  »  Thông tin cần biết


Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)

Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

(CEDAW)

Những quốc gia tham gia Công ước:

- Lưu ý rằng Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định lại niềm tin vào các quyền con

người cơ bản, nhân phẩm, giá trị của mỗi con người và các quyền bình đẳng giữa nam

giới và phụ nữ,

- Lưu ý rằng Tuyên bố chung về Nhân quyền khẳng định nguyên tắc không thể chấp nhận

phân biệt đối xử và đã tuyên bố rằng mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân

phẩm và quyền lợi, đều được hưởng mọi quyền và tự do ghi trong văn kiện này mà không

có sự phân biệt nào, kể cả phân biệt về giới tính,

- Lưu ý rằng các nước tham gia Công ước quốc tế về nhân quyền có nghĩa vụ bảo đảm

quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ trong việc thụ hưởng các quyền lợi kinh tế, xã

hội, văn hoá, dân sự và chính trị,

- Xem xét các Công ước quốc tế đã được ký kết dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và các

cơ quan chuyên môn thúc đẩy các quyền bình đẳng của phụ nữ và nam giới,

- Lưu ý tới các nghị quyết, tuyên bố, khuyến nghị do Liên hợp quốc và các cơ quan

chuyên môn thông qua nhằm thúc đẩy các quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới ,

- Tuy nhiên lo ngại rằng bất chấp những văn kiện kể trên sự phân biệt đối xử với phụ nữ

vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi,

- Nhắc lại rằng, sự phân biệt đối xử với phụ nữ vi phạm các nguyên tắc về quyền bình

đẳng và xúc phạm tới nhân phẩm con người, là một trở ngại đối với việc phụ nữ tham gia

bình đẳng với nam giới trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước họ,

ngăn cản sự phát triển thịnh vượng của xã hội và gia đình, gây khó khăn cho việc phát

triển đầy đủ các tiềm năng của phụ nữ trong việc phục vụ đất nước và loài người,

- Lo ngại rằng, trong tình trạng nghèo đói, phụ nữ là những người ít được tiếp cận nhất tới

lương thực, y tế, giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm và các nhu cầu khác,

- Tin tưởng rằng, việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới dựa trên sự công bằng và

công lý sẽ góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới,

- Nhấn mạnh rằng, việc thủ tiêu chủ nghĩa A-pác-thai, mọi hình thức của chủ nghĩa phân

biệt chủng tộc, sắc tộc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, sự xâm lược, chiếm đóng, thống trị,

can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của các nước là hết sức cần thiết cho việc

thụ hưởng đầy đủ quyền lợi của cả phụ nữ và nam giới ,

- Khẳng định rằng, việc tăng cường hoà bình và an ninh quốc tế, giảm căng thẳng quốc tế,

hợp tác chung giữa các quốc gia không phân biệt chế độ kinh tế và xã hội, việc giải trừ

quân bị toàn diện và triệt để, đặc biệt đối với giải trừ vũ khí hạt nhân dưới sự kiểm soát

chặt chẽ và có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, việc khẳng định các nguyên tắc công

bằng, bình đẳng và cùng có lợi trong quan hệ giữa các nước, thực thi quyền tự quyết và

độc lập của các dân tộc đang phải sống dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân và dưới sự

chiếm đóng của nước ngoài cũng như việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của

các quốc gia sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển, do đó sẽ đóng góp vào việc đạt được

sự bình đẳng toàn diện giữa nam giới và phụ nữ,

- Tin tưởng rằng, sự phát triển đầy đủ và toàn diện của một đất nước, sự thịnh vượng của

thế giới và sự nghiệp hoà bình đòi hỏi sự tham gia tối đa của phụ nữ trong mọi lĩnh vực

một cách bình đẳng với nam giới,

- Ghi nhớ rằng, sự đóng góp to lớn của phụ nữ vào phúc lợi gia đình và phát triển xã hội

mà lâu nay chưa được công nhận đầy đủ, ý nghĩa xã hội của việc sinh đẻ và vai trò của cả

cha lẫn mẹ trong gia đình và trong việc nuôi dạy con cái, nhận thức rằng vai trò của phụ

nữ trong sinh sản sẽ không được xem là cơ sở cho sự phân biệt đối xử và rằng việc nuôi

dạy con cái đòi hỏi có sự chia sẻ trách nhiệm giữa nam, nữ và xã hội nói chung,

- Nhận thức rằng thay đổi vai trò truyền thống của nam giới cũng như của phụ nữ trong xã

hội và trong gia đình là yêu cầu để đạt được bình đẳng đầy đủ giữa nam giới và phụ nữ,

- Quyết tâm thực hiện các nguyên tắc đề ra trong Tuyên bố về xoá bỏ phân biệt đối xử với

phụ nữ và vì mục đích đó, thông qua các biện pháp cần thiết để loại bỏ sự phân biệt đối

xử dưới mọi biểu hiện và hình thức,

Nhất trí như sau:

Phần I

Điều 1

Vì những mục đích của Công ước này, thuật ngữ "phân biệt đối xử với phụ nữ" có nghĩa

là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính làm ảnh hưởng

hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hoá việc phụ nữ được công nhận, thụ

hưởng, hay thực hiện các quyền con người và những tự do cơ bản trong lĩnh vực chính trị,

kinh tế, xã hội, văn hoá, dân sự và các lĩnh vực khác trên cơ sở bình đẳng nam nữ bất kể

tình trạng hôn nhân của họ như thế nào.

Điều 2

Các nước tham gia Công ước lên án sự phân biệt đối xử với phụ nữ thể hiện dưới mọi

hình thức, đồng ý Áp dụng mọi biện pháp thích hợp và không chậm trễ đưa ra chính sách

loại trừ phân biệt đối xử với phụ nữ, và cuối cùng tiến hành:

a. Đưa nguyên tắc bình đẳng nam nữ vào Hiến pháp quốc gia hoặc các văn bản pháp luật

thích hợp khác nếu vấn đề này chưa được đề cập tới và bảo đảm việc thực thi nguyên tắc

này trong thực tế bằng pháp luật và các biện pháp thích hợp khác;

b. Xây dựng các điều khoản pháp luật và thông qua các biện pháp thích hợp khác, kể cả

việc trừng phạt trong những trường hợp cần thiết, nhằm ngăn cấm mọi sự phân biệt đối xử

với phụ nữ;

c. Thiết lập cơ chế bảo vệ mang tính pháp lý các quyền của phụ nữ trên cơ sở bình đẳng

với nam giới và thông qua các toà án quốc gia có thẩm quyền và các cơ quan nhà nước

khác để bảo vệ phụ nữ một cách có hiệu quả chống lại mọi hành động phân biệt đối xử;

d. Không tiến hành bất kỳ hành động hoặc hoạt động nào có tính chất phân biệt đối xử với

phụ nữ và bảo đảm rằng các cấp chính quyền và cơ quan nhà nước sẽ hành động phù hợp

với nghĩa vụ này;

e. Áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ do bất

kỳ cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp nào tiến hành;

f. Áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả những biện pháp pháp luật, nhằm sửa đổi hoặc

xóa bỏ mọi điều khoản, quy định, tập quán và thực tiễn hiện đang tồn tại mang tính chất

phân biệt đối xử với phụ nữ;

g. Huỷ bỏ mọi điều khoản hình sự có phân biệt đối xử với phụ nữ.

Điều 3

Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp

pháp luật, trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá để đảm

bảo sự phát triển và tiến bộ đầy đủ của phụ nữ, nhằm mục đích bảo đảm cho họ được thực

hiện cũng như thụ hưởng các quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với

nam giới.

Điều 4

1. Việc các nước tham gia Công ước thông qua những biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm

thúc đẩy nhanh bình đẳng trên thực tế giữa nam giới và phụ nữ sẽ không bị coi là phân

biệt đối xử theo định nghĩa được nêu ra trong Công ước này, nhưng cũng không hoàn toàn

vì thế mà duy trì những chuẩn mực không bình đẳng hoặc tách biệt. Những biện pháp này

sẽ chấm dứt khi các mục tiêu bình đẳng về cơ hội và đối xử đạt được.

2. Việc các nước tham gia Công ước thông qua những biện pháp đặc biệt, kể cả các biện

pháp nêu trong Công ước này nhằm bảo vệ người mẹ sẽ không bị coi là phân biệt đối xử.

Điều 5

Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm:

a. Sửa đổi khuôn mẫu văn hoá, xã hội về hành vi của nam giới và nữ giới nhằm xoá bỏ

các thành kiến, phong tục tập quán và các thói quen khác dựa trên tư tưởng cho giới này

là hơn, giới kia là kém, hoặc dựa trên những kiểu mẫu rập khuôn về vai trò của nam giới

và phụ nữ;

b. Bảo đảm giáo dục về gia đình phải bao gồm sự hiểu biết đầy đủ về vai trò làm mẹ với

tư cách là chức năng xã hội và thừa nhận trách nhiệm chung của cả nam giới và nữ giới

trong việc nuôi dạy và phát triển con cái, lợi ích của con cái phải được nhận thức rõ là ưu

tiên hàng đầu trong mọi trường hợp.

Điều 6

Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp

pháp luật để loại bỏ mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột phụ nữ làm mại dâm.

Phần II

Điều 7

Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự

phân biệt đối xử với phụ nữ trong đời sống chính trị và cộng đồng của đất nước và đặc

biệt là phải đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, được thụ hưởng các

quyền sau:

a. Tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý, được quyền ứng cử vào

tất cả các cơ quan dân cử;

b. Được tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách của chính phủ, tham gia vào bộ

máy và các chức vụ nhà nước ở mọi cấp chính quyền;

c. Tham gia vào các tổ chức xã hội và hiệp hội phi chính phủ liên quan đến đời sống công

cộng và chính trị của đất nước.

Điều 8

Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho

phụ nữ có cơ hội đại diện cho Chính phủ mình trên diễn đàn quốc tế và tham gia công

việc của các tổ chức quốc tế, trên cơ sở bình đẳng với nam giới và không có bất cứ sự

phân biệt nào.

Điều 9

1. Các nước tham gia Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam

giới trong việc nhập, thay đổi hay giữ nguyên quốc tịch của mình. Các nước phải đặc biệt

đảm bảo rằng việc kết hôn với người nước ngoài, hay sự thay đổi quốc tịch của người

chồng trong thời gian hôn nhân sẽ không mặc nhiên làm thay đổi quốc tịch của người vợ,

làm cho người vợ trở thành người không có quốc tịch hay ép buộc người vợ phải lấy quốc

tịch của chồng.

2. Các nước tham gia Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng với nam

giới trong vấn đề quốc tịch của con cái.

Phần III

Điều 10

Các quốc gia phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ

nữ nhằm đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực giáo dục và

đặc biệt, trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đảm bảo về:

a. Những điều kiện như nhau trong định hướng nghiệp, tham gia học tập và đạt được bằng

cấp ở các cơ sở giáo dục thuộc các loại hình khác nhau ở vùng nông thôn cũng như thành

thị; sự bình đẳng này phải được bảo đảm trong các trường mẫu giáo, trường phổ thông,

trường kỹ thuật kể cả trường chuyên môn kỹ thuật bậc cao cũng như tất cả các loại hình

đào tạo nghề nghiệp;

b. Tiếp cận tới những chương trình học và thi cử như nhau, đội ngũ giáo viên với trình độ

chuyên môn như nhau, cơ sở vật chất và trang thiết bị nhà trường có chất lượng như nhau;

c. Xoá bỏ mọi quan niệm rập khuôn về vai trò của nam giới và nữ giới ở mọi cấp học và

trong mọi loại hình giáo dục bằng cách khuyến khích học sinh nam và nữ cùng học trong

một lớp và bằng các loại hình giáo dục khác có thể giúp đạt được mục tiêu này, đặc biệt

bằng cách điều chỉnh sách giáo khoa, chương trình học, và các phương pháp giảng dạy

phù hợp;

d. Các cơ hội như nhau trong hưởng học bổng và các khoản trợ cấp học tập khác;

e. Các cơ hội như nhau trong tiếp cận các chương trình bổ túc văn hoá, kể cả các chương

trình dành cho người lớn và xoá mù chữ, đặc biệt là những chương trình nhằm thu hẹp

khoảng cách về trình độ văn hoá của nam giới và nữ giới trong thời gian ngắn nhất;

f. Giảm bớt tỷ lệ nữ sinh bỏ học và tổ chức các chương trình dành cho các em gái và phụ

nữ đã phải bỏ học sớm;

g. Các cơ hội như nhau để tham gia tích cực vào các hoạt động thể thao và giáo dục thể

chất.

h. Tiếp cận tới thông tin giáo dục cụ thể giúp bảo đảm sức khoẻ và hạnh phúc gia đình, kể

cả thông tin tư vấn về kế hoạch hoá gia đình.

Điều 11

1. Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân

biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm đảm bảo những quyền như nhau trên

cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt là:

a. Quyền làm việc là quyền không thể chối bỏ của mọi con người;

b. Quyền hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, bao gồm cả việc Áp dụng những tiêu

chuẩn như nhau trong tuyển dụng lao động;

c. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề và việc làm, quyền được thăng tiến, bảo hộ lao động,

hưởng các phúc lợi và phương tiện làm việc và quyền được theo học những chương trình

dạy nghề và bổ túc nghiệp vụ, kể cả các khoá truyền nghề, đào tạo nghiệp vụ nâng cao và

định kỳ;

d. Quyền được hưởng thù lao như nhau, kể cả phúc lợi, được đối xử như nhau với công

việc có giá trị ngang nhau cũng như được đối xử như nhau trong đánh giá chất lượng công

việc;

e. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong các trường hợp hưu trí, thất nghiệp,

đau ốm, tàn tật, tuổi già và các tình trạng mất khả năng lao động khác, cũng như quyền

được nghỉ phép có hưởng lương;

f. Quyền được bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm an toàn lao động, kể cả bảo vệ chức năng sinh

sản.

2. Với mục đích ngăn chặn sự phân biệt đối xử với phụ nữ vì lý do hôn nhân hay sinh đẻ,

bảo đảm cho phụ nữ thực sự có quyền làm việc, các nước tham gia Công ước phải Áp

dụng các biện pháp thích hợp nhằm:

a. Cấm và trừng phạt hành vi sa thải phụ nữ vì lý do có thai hoặc nghỉ đẻ hoặc phân biệt

đối xử trong sa thải dựa vào tình trạng hôn nhân

b. Áp dụng chế độ nghỉ đẻ vẫn hưởng lương hoặc được hưởng các phúc lợi xã hội tương

đương mà không bị mất việc làm cũ, mất thâm niên hay các phụ cấp xã hội;

c. Khuyến khích việc cung cấp những dịch vụ hỗ trợ xã hội cần thiết để tạo điều kiện cho

các bậc cha mẹ có thể kết hợp nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm công tác và tham gia

sinh hoạt xã hội, đặc biệt đẩy mạnh việc thiết lập và phát triển hệ thống nhà trẻ, trường

mẫu giáo;

d. Có chế độ bảo vệ đặc biệt dành cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai làm những loại

công việc độc hại.

3. Các biện pháp pháp luật liên quan tới những vấn đề nêu trong điều khoản này phải

được đánh giá định kỳ trên cơ sở kiến thức khoa học- kỹ thuật và phải được sửa đổi, huỷ

bỏ hoặc mở rộng nếu cần thiết.

Điều 12

1. Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân

biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhằm bảo đảm cho phụ nữ được

hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, kể cả các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình trên cơ sở

bình đẳng nam nữ.

2. Ngoài những quy định ghi trong phần 1 của điều khoản này, các nước tham gia Công

ước phải đảm bảo cho phụ nữ các dịch vụ thích hợp liên quan đến quá trình mang thai,

sinh đẻ và chăm sóc sau sinh, cung cấp các dịch vụ miễn phí ở những nơi cần thiết, đảm

bảo cho phụ nữ chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thời gian mang thai và cho con bú.

Điều 13

Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân biệt

đối xử với phụ nữ trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội, nhằm đảm bảo trên

cơ sở bình đẳng nam nữ những quyền như nhau, đặc biệt là:

a. Quyền được hưởng các phúc lợi gia đình;

b. Quyền vay vốn ngân hàng, cầm cố tài sản và tham gia các hình thức tài chính tín dụng

khác;

c. Quyền được tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và mọi mặt của đời sống văn hoá.

Điều 14

1. Các nước tham gia Công ước phải quan tâm đến các vấn đề đặc biệt đặt ra đối với phụ

nữ nông thôn và vai trò quan trọng của phụ nữ nông thôn trong đời sống kinh tế gia đình,

kể cả công việc của họ trong những việc làm không được không được trả công và phải Áp

dụng mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo thực hiện các điều khoản của Công ước này đối

với phụ nữ nông thôn.

2. Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân

biệt đối xử với phụ nữ nông thôn để đảm bảo cho phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng nam nữ,

được tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển nông thôn, đặc biệt các nước tham gia

Công ước phải đảm bảo cho phụ nữ nông thôn các quyền:

a. Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển ở tất cả các cấp;

b. Được tiếp cận các phương tiện chăm sóc sức khoẻ thích hợp kể cả thông tin, tư vấn và

dịch vụ kế hoạch hoá gia đình;

c. Được hưởng lợi trực tiếp từ các chương trình bảo hiểm xã hội;

d. Được hưởng các loại hình giáo dục đào tạo, chính quy và không chính quy, kể cả các

chương trình xoá mù chữ cũng như được hưởng mọi dịch vụ khuyến nông và dịch vụ

cộng đồng để nâng cao trình độ năng lực của mình;

e. Tổ chức các nhóm tương trợ và hợp tác xã để được tiếp cận bình đẳng tới các cơ hội

kinh tế thông qua việc làm công ăn lương hoặc việc làm tự tạo;

f. Tham gia mọi hoạt động của cộng đồng;

g. Được tiếp cận các loại hình tín dụng và vốn vay dành cho nông nghiệp, các chương

trình hỗ trợ thị trường, tiếp cận công nghệ phù hợp và được đối xử bình đẳng trong cải

cách ruộng đất cũng như trong các dự án quy hoạch lại đất đai;

h. Được hưởng các điều kiện sống đầy đủ, nhất là về vấn đề nhà ở, vệ sinh, điện nước,

giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Phần IV

Điều 15

1. Các nước tham gia Công ước phải bảo đảm cho phụ nữ quyền bình đẳng với nam giới

trước pháp luật.

2. Các nước tham gia Công ước phải dành cho phụ nữ tư cách pháp nhân và cơ hội như

nam giới để thực hiện tư cách đó trong các vấn đề dân sự. Đặc biệt các nước phải dành

cho phụ nữ quyền bình đẳng trong việc ký kết hợp đồng và quản lý tài sản cũng như trong

việc đối xử bình đẳng với phụ nữ trong mọi giai đoạn tố tụng và xét xử

3. Các nước tham gia Công ước nhất trí rằng mọi hợp đồng và giao dịch tư nhân có hiệu

lực pháp lý ở bất kỳ mức độ nào làm hạn chế tư cách pháp nhân của phụ nữ đều bị coi là

vô giá trị và không có hiệu lực thi hành.

4. Các nước tham gia Công ước phải dành cho nam giới và phụ nữ các quyền pháp lý như

nhau trong việc di chuyển, tự do lựa chọn nơi cư trú và chỗ ở.

Điều 16

1. Các nước tham gia Công ước phải Áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xóa bỏ phân

biệt đối xử với phụ nữ trong mọi vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình và đặc biệt, trên

cơ sở bình đẳng nam nữ, phải bảo đảm:

a. Quyền ngang nhau trong việc kết hôn;

b. Quyền tự do như nhau trong việc lựa chọn bạn đời và chỉ kết hôn khi cả hai hoàn toàn

tự do và tự nguyện;

c. Quyền và trách nhiệm như nhau giữa vợ và chồng trong thời gian hôn nhân cũng như

khi hôn nhân tan vỡ;

d. Có quyền và trách nhiệm với vai trò làm cha mẹ như nhau trong mọi vấn đề liên quan

tới con cái, bất kể tình trạng hôn nhân như thế nào. Trong mọi trường hợp, lợi ích của con

cái phải được đặt lên trên hết;

e. Quyền tự do và trách nhiệm như nhau khi quyết định về số con, khoảng cách giữa các

lần sinh và có quyền tiếp cận thông tin, giáo dục và các biện pháp để thực hiện những

quyền này;

f. Quyền và trách nhiệm như nhau trong việc trông nom, giám hộ, bảo trợ, nhận uỷ thác

và nhận con nuôi hoặc có những quy định tương tự về vấn đề này được thể hiện trong luật

pháp quốc gia; trong mọi trường hợp lợi ích của con cái phải được đặt lên trên hết;

g. Vợ chồng có quyền như nhau trong việc lựa chọn tên họ, chuyên môn và nghề nghiệp

của mình;

h. Vợ chồng có quyền như nhau trong việc sở hữu, mua sắm, kiểm soát, quản lý, hưởng

thụ và sử dụng tài sản, dù đó là tài sản không phải bỏ tiền ra mua hay có giá trị lớn.

2. Việc hứa hôn và kết hôn của trẻ em phải bị coi là không có hiệu lực pháp lý và phải

tiến hành mọi hành động cần thiết, kể cả về mặt pháp luật nhằm quy định độ tuổi tối thiểu

có thể kết hôn và bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kết hôn chính thức.

Phần V

Điều 17

1. Nhằm mục đích xem xét những tiến bộ đạt được trong thực hiện Công ước này, ủy ban

về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (dưới đây sẽ gọi tắt là ủy ban) phải được thành lập,

gồm những chuyên gia có uy tín cao và thông thạo về các lĩnh vực đề cập trong Công

ước. ủy ban gồm 18 uỷ viên, khi Công ước bắt đầu có hiệu lực, và sau khi quốc gia thứ 35

phê chuẩn hoặc tham gia Công ước, số uỷ viên của ủy ban sẽ tăng lên 23. Các chuyên gia

tham gia ủy ban sẽ do các quốc gia đề cử trong số các công dân của nước mình và đảm

đương chức vụ tại Uỷ ban với danh nghĩa cá nhân. Cần chú ý đến sự phân bố cân bằng về

địa lý và đảm bảo có đại diện của nhiều nền văn minh cũng như của các hệ thống pháp lý

chính thống khác nhau.

2. Các uỷ viên của Uỷ ban được bầu bằng phiếu kín từ danh sách các ứng cử viên do các

quốc gia tham gia Công ước đề cử. Mỗi quốc gia tham gia Công ước có quyền đề cử 1

ứng cử viên trong số các công dân của nước mình.

3. Lần bầu cử đầu tiên sẽ được tiến hành sau 6 tháng tính từ ngày Công ước bắt đầu có

hiệu lực. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ gửi thư cho các quốc gia tham gia Công ước trước

mỗi lần bầu cử ít nhất là 3 tháng, đề nghị trong vòng hai tháng phải giới thiệu ứng cử

viên. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ chuẩn bị danh sách các ứng cử viên theo thứ tự bảng

chữ cái, trong đó ghi rõ tên quốc gia đã đề cử những ứng cử viên này và gửi cho các quốc

gia tham gia Công ước.

4. Các uỷ viên của Uỷ ban sẽ được bầu tại cuộc họp các quốc gia tham gia Công ước do

Tổng thư ký triệu tập tại trụ sở Liên hợp quốc. Cuộc họp này phải có ít nhất 2/3 tổng số

các nước tham gia Công ước tham dự mới là hợp lệ. Những người trúng cử phải là những

ứng cử viên có nhiều phiếu nhất và có đa số tuyệt đối phiếu bầu của đại diện các quốc gia

thành viên tham dự cuộc họp và tham gia bầu cử.

5. Nhiệm kỳ của các uỷ viên Uỷ ban là 4 năm. Tuy nhiên nhiệm kỳ của 9 trong số các uỷ

viên trúng cử trong lần bầu đầu tiên sẽ kết thúc sau 2 năm. Ngay sau khi bầu cử lần đầu,

chủ tịch Uỷ ban sẽ rút thăm tên 9 uỷ viên này.

6. Năm uỷ viên bổ sung sẽ được bầu theo quy định ở phần 2, 3 và 4 của Điều 17, sau khi

quốc gia thứ 35 đã phê chuẩn hoặc tham gia Công ước. Nhiệm kỳ của 2 trong số 5 uỷ viên

được bầu bổ sung là 2 năm. Chủ tịch Uỷ ban sẽ rút thăm tên 2 uỷ viên này.

7. Trong trường hợp đột xuất, khi một uỷ viên Uỷ ban thôi không tham gia thì quốc gia

của uỷ viên đó phải chỉ định người thay thế trong số các công dân của mình, với điều kiện

được Uỷ ban thông qua.

8. Các uỷ viên của Uỷ ban sẽ được nhận thù lao từ nguồn của Liên hợp quốc với điều kiện

được Đại hội đồng thông qua. Hình thức và điều kiện trả thù lao do Đại hội đồng qui định

căn cứ vào mức độ trách nhiệm trước Uỷ ban.

9. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ cung cấp số nhân viên và phương tiện cần thiết để Uỷ

ban có thể hoàn thành một cách hữu hiệu các chức năng của mình theo quy định của Công

ước.

Điều 18

1. Các quốc gia tham gia Công ước cam kết đệ trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc báo

cáo về các biện pháp pháp luật, tư pháp, hành chính hoặc các biện pháp khác đã được tiến

hành nhằm thực hiện các điều khoản của Công ước và những tiến bộ đạt được để Uỷ ban

xem xét theo quy định sau:

a. Trong thời gian 1 năm kể từ khi Công ước có hiệu lực đối với các quốc gia nói trên;

b. Sau đó ít nhất 4 năm một lần, và ngoài ra bất cứ khi nào Uỷ ban yêu cầu.

2. Các báo cáo trên có thể nêu rõ những nhân tố và khó khăn làm ảnh hưởng đến mức độ

hoàn thành nghĩa vụ do Công ước đề ra.

Điều 19

1. Uỷ ban sẽ thông qua quy chế hoạt động của mình.

2. Uỷ ban sẽ cử ra các cán bộ làm việc theo nhiệm kỳ 2 năm.

Điều 20

1. Uỷ ban họp thường kỳ mỗi năm một lần trong thời gian không quá 2 tuần để xem xét

các báo cáo do các quốc gia tham gia Công ước gửi đến theo Điều 18 của Công ước.

2. Các cuộc họp của Uỷ ban thông thường được tổ chức tại trụ sở của Liên hợp quốc,

hoặc ở bất kỳ địa điểm thuận tiện nào do Uỷ ban quyết định.

Điều 21

1. Hàng năm, Uỷ ban sẽ báo cáo về các hoạt động của mình với Đại hội đồng Liên hợp

quốc thông qua Hội đồng kinh tế và xã hội và có thể đưa ra những đề xuất hoặc kiến nghị

chung trên cơ sở xem xét các báo cáo và thông tin nhận được từ các nước tham gia Công

ước. Những đề xuất và kiến nghị đó sẽ được đưa vào báo cáo của Uỷ ban kèm theo ý kiến

nếu có của các quốc gia tham gia Công ước.

2. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ chuyển các báo cáo của Uỷ ban cho Uỷ ban địa vị phụ

nữ để biết.

Điều 22

Các cơ quan chuyên môn có quyền được cử đại diện tham gia xem xét việc thực hiện

những điều khoản của Công ước trong phạm vi hoạt động của mình. Uỷ ban có thể mời

các cơ quan chuyên môn đệ trình báo cáo về tình hình thực hiện Công ước trong những

lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các cơ quan này.

Phần VI

Điều 23

Những điểm đã trình bày trong Công ước này không ảnh hưởng đến bất kỳ quy định nào

dẫn tới việc đạt được bình đẳng nam nữ nhanh hơn mà có trong:

a. Luật pháp của mỗi quốc gia tham gia Công ước, hoặc

b. Trong bất kỳ Công ước, hiệp ước hoặc thoả thuận quốc tế khác có hiệu lực ở nước đó.

Điều 24

Các quốc gia tham gia Công ước cam kết sẽ Áp dụng mọi biện pháp cần thiết ở cấp quốc

gia nhằm thực hiện đầy đủ các quyền đã được công nhận trong Công ước này.

Điều 25

1. Tất cả các quốc gia đều có thể ký Công ước này.

2. Tổng thư ký Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ lưu chiểu bản Công ước này.

3. Công ước này phải được các quốc gia phê chuẩn. Các văn bản phê chuẩn phải được gửi

cho Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu chiểu.

4. Tất cả các quốc gia đều có thể tham gia Công ước này. Việc gia nhập sẽ có hiệu lực khi

các quốc gia nộp văn bản gia nhập Công ước cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Điều 26

1. Các quốc gia tham gia Công ước đều có thể đề nghị sửa đổi Công ước này vào bất kỳ

lúc nào bằng cách gửi văn bản cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

2. Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ quyết định các biện pháp phải tiến hành, nếu cần, trong

trường hợp có đề nghị như trên.

Điều 27

1. Công ước này sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 30 sau khi văn bản phê chuẩn hoặc gia

nhập Công ước của quốc gia thứ 20 được giao cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hoặc tham gia Công ước kể từ sau khi có văn bản phê

chuẩn hoặc gia nhập Công ước của quốc gia thứ 20, Công ước sẽ có hiệu lực đối với mỗi

quốc gia đó từ ngày thứ 30 sau khi giao văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập.

Điều 28

1. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ nhận văn bản về các đề nghị bảo lưu do các quốc gia đưa

ra khi phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước và thông báo cho tất cả các quốc gia khác.

2. Đề nghị bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của Công ước này sẽ không

được chấp nhận.

3. Có thể xin rút lui đề nghị bảo lưu bất kỳ lúc nào bằng thông báo gửi cho Tổng thư ký

Liên hợp quốc. Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia biết.

Thông báo xin rút lui đề nghị bảo lưu sẽ có giá trị từ ngày Tổng thư ký Liên hợp quốc

nhận được văn bản đề nghị.

Điều 29

1. Mọi tranh chấp giữa hai hoặc nhiều quốc gia tham gia Công ước xung quanh việc giải

thích hoặc áp dụng Công ước này, nếu không giải quyết được bằng thương lượng thì một

trong số các quốc gia tranh chấp có thể yêu cầu đưa ra trọng tài quốc tế. Nếu trong vòng 6

tháng kể từ khi yêu cầu phân giải được đưa ra mà các bên vẫn không đi đến thống nhất về

cách phân giải của trọng tài thì một bên bất kỳ có thể đệ trình vấn đề tranh chấp với Toà

án quốc tế bằng cách đệ đơn theo đúng quy chế của Toà án.

2. Mọi quốc gia, vào thời điểm ký hay phê chuẩn Công ước hoặc khi tham gia Công ước,

có thể tuyên bố không bị ràng buộc bởi mục 1 điều khoản này của Công ước. Các quốc

gia khác tham gia Công ước sẽ không bị ràng buộc bởi mục này trong quan hệ với quốc

gia đã đưa ra bảo lưu trên.

3. Bất kỳ quốc gia nào đã có ý kiến bảo lưu theo mục 2 của điều khoản này đều có thể rút

lui ý kiến bất kỳ lúc nào bằng cách thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Điều 30

Bản Công ước bằng các thứ tiếng A-Rập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha

đều có giá trị như nhau và được Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu chiểu.


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  2,085,977       1/727