Các bà nội trợ Mỹ rất thích mọi thứ được gọn gàng và ngăn nắp đúng như cách họ xếp những lát táo trên món bánh này. Thế là từ đó, cụm từ “in apple-pie order” trở thành cụm từ phổ biến và được sử dụng với nghĩa “được sắp xếp có trật tự và quy củ” đấy…
John: Chào mọi người! Câu hỏi truyền thống: Cuối tuần vừa rồi bạn làm gì? John được đi du lịch với các bạn sinh viên Thương Mại trong lớp tiếng Anh ở AAC. Lần đầu tiên John đến làng gốm Phù Lãng và tự tay được nặn một cái đĩa. Giờ John mang cái đĩa đến đây để đựng đồ. Chờ Linh đến xem Linh có phát hiện ra không nhé.
Linh: Chào anh John! Chào các bạn. Linh đến hơi muộn một tí. Linh có mua cái này cho anh John và các bạn này.
John: Em bày đặt quá! Mua táo cho anh cơ à.
Linh: Không, anh đừng tưởng bở. Em mua về làm bánh đó.
John: Apple Pie phải không? Em có biết Bánh táo nổi tiếng vì gì không?
Linh: Ngon ạ!
John: Không những ngon đâu, nó còn được làm rất đẹp và công phu. Ngày trước, phụ nữ Mỹ luôn làm bánh táo và cắt các phần táo bằng nhau. Khi xếp, các lát táo xếp lên nhau rất đẹp. Vì thế, khi một nhà văn mô tả người phụ nữ Mỹ, ông ta đã nói rằng các bà nội trợ Mỹ rất thích mọi thứ được gọn gàng và ngăn nắp đúng như cách họ xếp những lát táo trên món bánh này. Thế là từ đó, cụm từ “in apple-pie order” trở thành cụm từ phổ biến và được sử dụng với nghĩa “được sắp xếp có trật tự và quy củ” đấy.
Linh: Vậy em sẽ nói thế này được không: “Please put everything in apple pie order before you leave” - Anh hãy dọn đồ gọn gàng trước khi anh đi nhé - thì liệu có đúng không anh?
John: Đúng rồi. Và nếu em nói đến các dự kiến trong cuộc sống của mình, em cũng có thể sử dụng cụm từ này. Ví dụ như “I have put my entire life into apple-pie order” - Anh luôn lên kế hoạch cho cuộc đời mình. Rất đơn giản phải không em?
Linh: Vậy là giờ em có một cách mới để diễn đạt ý của mình rồi! À, em có được nghe một câu thế này: “rotten apple spoils the barrel” - Câu này nghĩa là gì hả anh?
John: Câu đó có nghĩa là: Linh giống như quả táo bị sâu, ngồi gần quả táo xinh đẹp John dễ khiến cho John cũng bị sâu chứ sao! Nói đùa vậy thôi, câu này có nghĩa tương tự như câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ý, dù không sát nghĩa lắm em à.
Linh: Vậy mà em cứ nghĩ nó giống câu “Con sâu bỏ rầu nồi canh” ý.
John: No, khác nhau mà em. Một bên là “vì có con sâu nên cả nồi canh bị coi là bỏ đi, không ngon nữa”. Còn bên kia là “vì con sâu nên cả cây táo chắc chắn cũng bị sâu theo”. Đó, anh nghĩ vậy.
Linh: Làm sao anh biết?
John: cùng xem ví dụ này nhé: Helen is the rotten apple that spoils the barrel in our office. Everyone sees her come in late to work and take long coffee breaks, and they think, "Why can't I do the same?" - Nếu em đi làm muộn và uống café cả buổi sáng vậy thì đồng nghiệp của em sẽ nghĩ “Sao mình không làm thế được?”. Đấy nghĩa của nó là vậy em à.
Linh: Oh, bây giờ thì em hiểu hơn rồi anh ạ.
John: tương tự như thế, anh đố em nhé: “The apple doesn’t fall far from the tree” nghĩa là gì?
Linh: Quả táo không rơi xa khỏi gốc? “Lá rụng về cội”?
John: Không! Sai rồi! Táo rơi xuống gốc sẽ mọc ra táo con đúng không? Và chắc chắn là nó là cây táo, không thể là cây lê rồi, đúng không nào? Anh không nhớ nhưng trong tiếng Việt có câu nào đó nghĩa kiểu như không?
Linh: Á em biết! “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Bingo!
John: Right! Để anh ghi lại vào sổ tay đã nào!…
Hôm nay, John&Linh đã giúp các bạn học thêm một số các từ mới liên quan đến quả táo - “apple”. Hẳn thứ quả quen thuộc này sẽ giúp bạn nhớ và sử dụng được các cụm từ liên quan đến nó phải không. Chúc các bạn tuần mới năng động nhé.