Ngành học: Quan hệ công chúng (QHCC)
Mã ngành: 7.32.01.08
1.1 Quan hệ công chúng – Public Relations (PR) là gì?
Quan hệ công chúng (Public Relations - PR) đã hình thành từ rất lâu, thế nhưng tại Việt Nam đến nay vẫn là một ngành học mới mẻ và nhận được sự quan tâm của các thí sinh qua các mùa tuyển sinh. Kinh tế phát triển cùng với những bước đột phá của công nghệ trong thời đại số cũng là lý do giúp ngành Public Relations - PR định hình ngày càng rõ nét hơn trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Hiện nay, Quan hệ công chúng (QHCC) – Public Relations (PR) được xem là một nghề giúp phát triển công ty, doanh nghiệp về mọi mặt cũng như quảng bá hình ảnh thương hiệu. Chính vì lẽ đó, đã từ lâu ngành PR đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của các công ty, tập đoàn trong nước và trên thế giới.
Hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đang rất cần một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp để thực hiện công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu bao gồm: biên tập các văn bản tài liệu, thiết kế các nội dung; lên kế hoạch tổ chức sự kiện; tạo dựng và phát triển các mối quan hệ trong hệ sinh thái doanh nghiệp; xúc tiến thương mại ngoài ra còn thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích và đưa ra ý kiến tư vấn, dự báo, ngăn ngừa khủng hoảng cho cơ quan, doanh nghiệp.
Vì vậy, QHCC là một trong những ngành có lĩnh vực nghề nghiệp rộng mở, các cử nhân ngành Quan hệ công chúng có rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai của mình.
1.2 Quan hệ công chúng sinh viên được học những gì?
Quá trình phát triển mạnh mẽ của truyền thông trong xu hướng toàn cầu hóa, học ngành Quan hệ công chúng (QHCC) có thể nói là lựa chọn phù hợp cho các bạn trẻ. Ngành này, người học được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên ngành vững vàng trong lĩnh vực QHCC: vị trí của Quan hệ công chúng trong tổ chức, doanh nghiệp; hình thái của hoạt động PR; phương thức và bản chất QHCC trong nội bộ với cộng đồng; hiểu biết sâu về nhiệm vụ và hoạt động của PR cụ thể trong từng lĩnh vực…Ngoài ra, theo học QHCC, sinh viên còn được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về hoạt động truyền thông, hiểu rõ chức năng và vai trò của báo chí đối với xã hội, song song đó, các loại hình báo chí khác như báo nói, báo hình, báo in, báo trực tuyến; hiểu các quy trình hoạt động và sáng tạo truyền thông nhằm phục vụ cho QHCC. Người học có tư duy, phương pháp tác nghiệp của các loại hình trong báo chí như phỏng vấn, phóng sự, viết tin….
1.3 Tốt nghiệp Quan hệ công làm những công việc gì?
Học ngành Quan hệ công chúng, sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí:
Chuyên viên QHCC: Làm các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ…tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ….
Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo, tạp chí, hãng thông tấn, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh truyền thông...
Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Đảm nhận các công việc như trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu. Các bạn sẽ làm việc tại các công ty, tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan đến truyền thông.
Nghiên cứu và giảng dạy về QHCC trong các cơ sở giáo dục đại học, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy; Tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và QHCC.