Vật lý là lĩnh vực khoa học cơ bản, nhưng khi hiểu rõ và ứng dụng vào thực tế cuộc sống, nó sẽ là cơ sở vững chắc để giải thích hầu hết các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Cơ điện - Điện tử có thể tính toán, thiết kế cơ khí chính xác, tạo ra các mạch điện, board điện tử điều khiển…Công nghệ Thông tin giúp tối ưu các giải thuật trong lập trình. Nếu phối hợp sức mạnh của 3 lĩnh vực này hợp lý tất yếu sẽ cho ra các sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao.
Bài báo khoa học của LHU liên kết giữa lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Cơ điện tử
LHU phối hợp sức mạnh để làm khoa học
Trong những năm gần đây, với tâm huyết và tầm nhìn chiến lược, BGH Trường Đại học Lạc Hồng đã định hướng rõ ràng, chỉ đạo liên kết, phối hợp thành công và liên tục gặt hái được các thành tựu nghiên cứu khoa học: nhiều năm liên tục vô địch robocon toàn quốc, 1 chức vô địch Châu Á, tốc độ thi đấu của những chú Robot những năm sau luôn cao hơn năm trước…, 2 lần vô địch xe tiết kiệm năng lượng, rất nhiều công trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ khác…
Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 8 tổ chức tại Cần Thơ
Vừa qua, tại Hội nghị Cơ điện tử toàn quốc lần thứ 8 tổ chức tại Cần Thơ, qua sự phối hợp giữa Điện tử, Công nghệ Thông tin và Vật lý, Đại học Lạc Hồng một lần nữa khẳng định sự thành công với kết quả nghiên cứu bài báo: “Mô Hình Truyền Dữ Liệu Dùng Ánh Sáng LED Kết Hợp Giữa PLC (Power Line Communication) và VLC (Visible Light Communications)”, đồng tác giả Nguyễn Thanh Sơn, Lâm Thành Hiển, Trần Phú Cường. Bài báo được ban giám khảo, hội đồng phản biện đánh giá cao và lọt vào Top của 1 trong 8 bài hay nhất trong tổng số 135 bài được chấp nhận của hội nghị.
Nhiều bài báo ra đời từ sự liên kết giữa các ngành kỹ thuật
Gần đây nhất, sức mạnh của sự phối hợp nghiên cứu thể hiện rõ nét tại “Hội nghị quốc tế lần thứ 7 của IEEE về Khoa học và Công nghệ thông tin”–“The Seventh International Conference on Information Science and Technology (ICIST 2017)”. Hội nghị đã diễn ra trong 4 ngày từ ngày 16 đến 19/04/2017 tại Đà Nẵng. Tại đây quy tụ hơn 120 đại biểu là giáo sư, chuyên gia, nhà khoa học uy tín trên thế giới đến từ hơn 20 quốc gia.
Giáo sư Sam Kwong, Đại học thành phố Hồng Kông, đồng chủ trì ICIST 2017.
Trước đó, ICIST 2017 nhận được 169 bài báo gửi đăng từ nhiều nước trên thế giới. Dựa trên ý kiến phản biện nghiêm ngặt của các phản biện mời và ủy viên Ban chương chình, 84 bài báo đã được chấp nhận đăng trong kỷ yếu hội nghị, tỷ lệ chấp nhận bài đăng là 49,7%. Các bài báo trong kỷ yếu hội nghị có chỉ số EI sẽ được lưu trữ trong thư viện số của IEEE Xplore.
- Tại ICIST 2017, Đại học Lạc hồng vinh dự đóng góp 2 công trình nghiên cứu:
1.“Image transmission through UWB communication based on compressed sensing”, đồng tác giả Nguyễn Thanh Sơn, Lâm Thành Hiển, Huỳnh Cao Tuấn.
2. “Ultra-wideband communication: A new approach to analyze the inter multi-pulses interference for UWB systems based on compressed sensing”, đồng tác giả Nguyễn Thanh Sơn, Lâm Thành Hiển, Trần Phú Cường.
TS.Nguyễn Thanh Sơn - lĩnh vực Cơ điện Điện tử (phải) và TS.Trần Phú Cường - lĩnh vực Vật lý
đã phối hợp thực hiện nhiều bài báo khoa học và công trình nghiên cứu
Đây là những nghiên cứu sâu và rộng, để có được thành quả nghiên cứu này là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ lâu dài giữa Điện tử, Công nghệ Thông tin và Khoa học tự nhiên.
Ngoài những kết quả nêu trên, theo chủ trương của nhà trường về xuất bản giáo trình. Đầu năm 2017, nhóm phối hợp nghiên cứu trong lĩnh vực Điện tử Truyền thông-Công nghệ Thông tin cũng đã được chấp nhận xuất bản quyển sách tiếng Anh: “Ultra-Wideband Communication Technology Based on Compressed Sensing (ISBN: 978-3-330-02233-1).
Với sự quan tâm, chỉ đạo mang tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo Trường trong việc nghiên cứu và phát triển Khoa học công nghệ. Đặc biệt, với đội ngủ các nhà khoa học trẻ đầy tâm huyết, Đại học Lạc Hồng hứa hẹn sẽ thu được nhiều thành quả hơn nữa trong tương lai.
ICIST là diễn đàn quốc tế cấp cao thường niên dành cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý gặp gỡ, trao đổi học thuật, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học hữu ích, những ý tưởng độc đáo và các ứng dụng nổi bật trong lĩnh vực công nghệ và khoa học thông tin. Hội Nghị quan tâm đến những bài nghiên cứu mang tầm nhìn chiến lược, có tính ứng dụng cao như: Mạng máy tính, thị giác máy tính, nhận dạng mẫu, tính toán song song và phân tán, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, xử lý và mã hóa tiếng nói, phân tích quang phổ bậc cao, xử lý tín hiệu nơ-ron, phân tích dữ liệu microarray, công nghệ giao tiếp não người – máy tính (BCI), hệ hỗ trợ ra quyết định và chẩn đoán lâm sàng thông minh, v.v. Hội thảo ICIST 2017 được chủ trì bởi Giáo sư Jun Wang là giáo sư đầu ngành về điều khiển thông minh, robot thông minh và xử lý dữ liệu thông minh, và giáo sư Sam Kwong chuyên gia về giải thuật tiến hóa, nhận dạng mẫu và học máy của trường Đại học Hong Kong và thế giới cùng với sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của đội ngũ chuyên gia có uy tín đến từ Hong Kong, Macau, Ý và Mỹ. Vì vậy, chất lượng các công trình nghiên cứu công bố ở Hội thảo rất cao. |