Đào tạo



Ngành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng

1. Tên ngành đăng ký 

Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng

2. Slogan “Kỹ thuật công trình – Định hình tương lai”

3. Sứ mạng và Tầm nhìn

 “Khoa Kỹ thuật công trình là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng. Khoa cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học đáp ứng hội nhập quốc tế.” Và tầm nhìn cụ thể: “Đến năm 2030 trở thành đơn vị uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực có khả năng bắt kịp thời đại công nghệ.”

4. Mục tiêu đào tạo: Sau khi tốt nghiệp từ 3-5 năm, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng sẽ: Trở thành kỹ sư xây dựng có đạo đức nghề nghiệp, năng động, sáng tạo; bắt kịp thời đại công nghệ; Có khả năng học tập suốt đời và tự đào tạo thành nhà quản lý.”

5. Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo: Sinh viên Khoa Kỹ thuật công trình được đào tạo theo quy định của của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chương trình đào tạo được thiết kế đặc biệt dựa trên 3 trụ cột chính: 40% học lý thuyết, 30% học tại xưởng thực hành phòng thí nghiệm, 30% học thực tế công trình và học tập theo dự án.

Chương trình được cập nhật và điều chỉnh thường xuyên nhằm đáp ứng theo nhu cầu thực tế xã hội do vậy sinh viên ra trường có nhiều lựa chọn công việc như: Quản lý dự án, giám sát, chuyên viên tư vấn, lập hồ sơ dự toán, thanh toán, quyết toán công trình, tham gia đấu thầu; Người chủ doanh nghiệp, người quản lý điều hành hoặc trực tiếp sản xuất; Các chuyên viên tại cơ quan quản lý nhà nước, hoặc giảng viên tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

6. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

PLO1: Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật xây dựng.

PLO2: Thực hiện được các thí nghiệm liên quan đến vật liệu công trình trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật xây dựng.

PLO3: Áp dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật xây dựng.

PLO4: Thi công dự án công trình xây dựng dựa trên hồ sơ thiết kế.

PLO5: Thiết kế các công trình trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật xây dựng.

PLO6: Thích ứng môi trường làm việc dựa trên nền tảng số.

PLO7: Truyền đạt ý tưởng hiệu quả bằng văn bản, lời nói, hình ảnh trong môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật.

PLO8: Làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường kỹ thuật.

PLO9: Học tập suốt đời.

PL10: Thể hiện tác phong chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

Hằng năm Khoa đều công bố Chuẩn đầu ra (CĐR) tại link sau:

Công bố CĐR 2021

Công bố CĐR 2022

Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra - phương pháp giảng dạy (PPGD) - phương pháp đánh giá (PPĐG) của các môn học:

Mapping CĐR môn học - CĐR chương trình đào tạo

Mapping PPGD - CĐR

Mapping PPĐG - CĐR

7. Trình độ ngoại ngữ: Có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành và phải đạt trình độ tiếng Anh giao tiếp tương đương trình độ Toeic 400.

8. Chương trình đào tạo các năm

- Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp năm 2018

- Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường năm 2018

- Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp năm 2019

- Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường năm 2019

- Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp năm 2020

- Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường năm 2020

- Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp năm 2021

- Chuyên ngành Xây dựng Cầu đường năm 2021


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  42,343       1/648