SO1: Khả năng áp dụng kiến thức về vật liệu cơ khí, các đặc tính cơ học, cấu trúc và nguyên lý máy để thiết kế cơ khí.
SO2: Khả năng áp dụng kiến thức về điện và điện tử: điện tử cơ bản, điện tử tương tự, điện tử công suất, vi mạch số… để thiết kế các hệ thống mạch điện tử phối hợp kích hoạt các bộ phận truyền động cơ khí.
SO3: Khả năng áp dụng kiến thức về công nghệ thông tin và lập trình điều khiển (trên máy vi tính) hoặc trên các thiết bị hỗ trợ khác, am hiểu các phần cứng điều khiển liên quan để ra lệnh cho hệ thống mạch điện tử điều khiển các bộ phần truyền động, làm bộ máy hoặc dây chuyền hoạt động theo chương trình đã được lập trình sẵn (tự động).
SO4: Có kỹ năng vận hành máy móc gia công cơ khí.
SO5: Có kỹ năng xây dựng và thiết kế mạch điện tử ứng dụng.
SO6: Có kỹ năng ứng dụng các thiết bị truyền động: động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều, thủy lực, khí nén...
SO7 : Có kỹ năng lập trình điều khiển (lập trình điều khiển PLC, lập trình vi điều khiển họ ASM, lập trình gia công CNC, lập trình C).
SO8 : Có kỹ năng thiết kế hệ thống cơ điện tử (tay máy robot, robot thông minh, thiết kế dây chuyền sản xuất tự động hóa MPS, PCS, các quy trình sản xuất linh hoạt...)
SO9: Có kỹ năng hoạt động hiệu quả của một thành viên trong nhóm giải pháp kỹ thuật.