CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ NIÊN KHÓA 2022-2026
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG (NGÀY)
1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Mục tiêu đào tạo
Nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức chung, cơ bản và chuyên ngành tài chính Ngân hàng với khả năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, chương trình Tài chính – Ngân hàng có 3 mục tiêu giáo dục cụ thể (PEO): là sau khi tốt nghiệp từ 5-7 năm, cựu sinh viên của chúng tôi có thể đạt được 3 mục tiêu:
PEO 1: Trở thành lãnh đạo nhóm, nhà quản lý trong các ngân hàng và các tổ chức khác
PEO 2: Trở thành nhà tư vấn và đầu tư tài chính chuyên nghiệp.
PEO 3: Tham gia học tập suốt đời để thích ứng với môi trường kinh tế và tài chính thay đổi nhanh chóng.
1.2 Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng có thể công tác ở các vị trí như:
- Chuyên viên quản lý tài chính tại các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; hoặc tại các tổ chức nhà nước như Sở, ban, ngành các cấp... và có khả năng học tập, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động để phát triển thành nhà quản lý ở các cấp khác nhau
- Có khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá đối với các vấn đề về tài chính và ngân hàng, đặc biệt là những vấn đề tài chính và ngân hàng trong môi trường kinh doanh quốc tế và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.
- Ngoài ra cử nhân Tài chính- Ngân hàng có thể công tác tại các phòng kế toán- tài chính, phòng kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Có khả năng học tập, nghiên cứu ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trong và ngoài nước về chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng hoặc các chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kinh tế như: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Thương mại,…đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp.
- Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về Tài chính – Ngân hàng tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng có khả năng theo đuổi các nghiên cứu sau đại học để có được bằng thạc sĩ và tiến sĩ.
1.3 Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo
Căn cứ theo nhu cầu thực tế của thị trường nhân lực trong lĩnh vực Tài chính và ngân hàng; tham khảo ý kiến từ các doanh nghiệp đã và đang sử dụng lao động là cử nhân tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng; góp ý của các cựu sinh viên và các chuyên gia là giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm, từ đó Khoa Tài chính – Kế toán tiến hành xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng: Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội; áp dụng được các công nghệ hiện tại và công nghệ mới trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng.
1.4 Hình thức và thời gian đào tạo
2. CHUẨN ĐẦU RA
Sinh viên tốt nghiệp chương trình kỹ sư/ cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn đầu ra sau:
- PLO1: Vận dụng các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kinh tế để giải quyết công việc.
- PLO2: Vận dụng các kiến thức về (kế toán), tài chính, ngân hàng để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- PLO3: Xây dựng các giải pháp tài chính hiệu quả.
- PLO4: Xây dựng dự án khởi nghiệp.
- PLO5: Ứng dụng hiệu quả công nghệ số trong công việc.
- PLO6: Thể hiện khả năng tham gia học tập trọn đời.
- PLO7: Truyền đạt ý tưởng hiệu quả thông qua giao tiếp bằng văn bản, hình ảnh, lời nói và đa phương tiện.
- PLO8: Tuân thủ các tiêu chuẩn trong đạo đức nghề nghiệp và thực thi trách nhiệm xã hội.
- PLO9: Làm việc nhóm một cách hiệu quả.