Trên toàn quốc, có khoảng 80 trường đại học và cao đẳng cùng với hơn 300 cơ sở đào tạo nghề (bao gồm cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn) đã đăng ký chương trình đào tạo chuyên ngành Xây dựng. Nhiều trong số các trường và cơ sở đào tạo này đã triển khai những chương trình đào tạo tiên tiến, đặc biệt là một số cơ sở đào tạo nghề xây dựng đã đạt chuẩn quốc tế. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong ngành Xây dựng giai đoạn 2022-2030 đã đặt ra những mục tiêu quan trọng, nhằm biến nguồn nhân lực của ngành này thành một lợi thế quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước và ngành Xây dựng cụ thể. Để thực hiện mục tiêu này, nguồn nhân lực trong ngành Xây dựng cần được nâng cao trình độ, trở nên có tính cạnh tranh cao, và phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời, cần phải điều chỉnh để phù hợp với chính sách phát triển của ngành Xây dựng và mục tiêu phát triển công nghiệp của quốc gia đến năm 2030, đồng thời hướng tới tầm nhìn của năm 2045.
Chi tiết hơn, đến năm 2025, ngành Xây dựng đặt mục tiêu đạt được các tỷ lệ quan trọng như sau: 75% nhân lực ngành đã được đào tạo; 30% tổng số người lao động trực tiếp có trình độ từ trung cấp trở lên; 45% nhân lực được đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên; khoảng 85% cán bộ, công chức, viên chức đã được đào tạo và bồi dưỡng đủ để đáp ứng yêu cầu công việc, và 95% cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao trình độ hàng năm.
Với tầm nhìn đến năm 2030, ngành Xây dựng đặt ra những mục tiêu khả thi hơn, bao gồm: 80% nhân lực trong ngành đã được đào tạo; 32% tổng số người lao động trực tiếp có trình độ từ trung cấp trở lên; 48% nhân lực được đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên; khoảng 90% cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo và bồi dưỡng đủ để đáp ứng yêu cầu công việc, và 100% cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao trình độ hàng năm.
Theo Quyết định 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về "Phê duyệt lộ trình triển khai mô hình thông tin công trình (BIM) trong lĩnh vực xây dựng," BIM sẽ trở thành yếu tố bắt buộc đối với các công trình thuộc cấp I và cấp đặc biệt của các dự án xây dựng mới, sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư từ giai đoạn chuẩn bị dự án (giai đoạn I, bắt đầu từ năm 2023).
Từ năm 2025 (giai đoạn II), mô hình BIM sẽ trở thành yếu tố bắt buộc đối với các công trình thuộc cấp II trở lên của các dự án xây dựng mới, sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư từ giai đoạn chuẩn bị dự án.
Để có thể đáp ứng với xu hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0 và theo định hướng của Bộ Xây dựng về ứng dụng công nghệ Building Information Modeling (BIM) trong tương lai. Khoa Kỹ thuật Công trình (KTCT) đã chính thức tuyển sinh, đào tạo thêm 01 chuyên ngành mới từ năm 2024 đó là Tin học Xây dựng (BIM Xây dựng).
Tin học xây dựng là gì?
Chuyên ngành Tin học xây dựng (THXD) ra đời dựa trên sự kết hợp giữa hai lĩnh vực xây dựng và tin học. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần hiện hữu ngày một rõ nét, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tự động hóa, robot hóa các ngành đang cần hơn bao giờ hết. Do đó, chuyên ngành Tin học Xây dựng luôn nhận thức được sứ mệnh của mình trong công cuộc đào tạo kỹ sư kỹ thuật công trình vừa giỏi chuyên môn xây dựng, vừa có kiến thức tốt về công nghệ thông tin để có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin nhằm đưa tự động hóa vào mọi lĩnh vực xây dựng, góp phần tạo nguồn nhân lực cho ngành xây dựng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tin học Xây dựng sinh viên được học những gì?
Chương trình đào tạo ngành THXD bao gồm khối kiến thức chung theo quy định của Bộ GDĐT và khối kiến thức chuyên ngành liên quan đến chuyên môn Xây dựng và Công nghệ thông tin (CNTT). Đặc biệt, ngành học cung cấp cho người học hệ thống các kiến thức và kỹ năng có liên quan đến quản lý thông tin trong xây dựng (BIM - Building Information Modeling) như BIM trong Kiến trúc, BIM trong Phân tích kết cấu, BIM trong Quản lý khối lượng và vận hành, BIM trong Mô phỏng thi công và BIM trong Phân tích năng lượng…
Tin học Xây dựng ra làm gì, ở đâu?
Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng Ứng dụng CNTT để tối ưu hóa các chuỗi công việc trong ngành Xây dựng như: Lập dự án, Thiết kế, Thi công, Quản lý dự án, Vận hành công trình. Hiện nay, ngoài các Doanh nghiệp Xây dựng thì các Doanh nghiệp khác như Công ty Công nghệ thông tin , Công ty Phần mềm, cũng cần Kỹ sư Tin học xây dựng phát triển phần mềm cung cấp cho ngành Xây dựng. Ngành THXD là một trong những ngành rất được chờ đợi trong thời đại Công nghệ 4.0 hiện nay.
Năm 2024, Khoa Kỹ thuật công trình tuyển sinh ngành xây dựng với các bậc:
1. Đại học: Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Mã ngành: 7.51.01.02 với 03 chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp; Xây dựng Cầu đường và Tin học xây dựng. Thời gian đào tạo: 4.0 năm.
2. Sau đại học (Thạc sĩ): Ngành Kỹ thuật xây dựng - Mã ngành: 85.80.201. Thời gian đào tạo: 1.5 năm.
3. Văn bằng 2 - Liên thông (Buổi tối): Ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Mã ngành: 7.51.01.02 với 02 chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp; Xây dựng Cầu đường. Thời gian đào tạo: 18 tháng.
Với hơn 26 năm phát triển Khoa KTCT hiện tại có:
1. 100% Giảng viên được đào tạo phương pháp giảng dạy và đánh giá theo chuẩn QUỐC TẾ, với hơn 14 năm kinh nghiệm và hiện là CHỦ các Doanh nghiệp.
2. 100% Chương trình đào tạo được đánh giá theo bộ tiêu chuẩn CHẤT LƯỢNG của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN -QA).
3. 100% Phòng học và phòng thí nghiệm được trang bị MÁY LẠNH, các thiết bị HIỆN ĐẠI.
4. 100% Sinh viên tốt nghiệp ĐÚNG thời gian đào tạo.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
📍 Địa chỉ: Khoa Kỹ Thuật Công Trình (Văn phòng Khoa - Cơ sở 1 - Tòa nhà C, Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai).
📍Điện thoại: 0918.453.882 (Trưởng khoa Nguyễn Khánh Hùng) - 0888.656.356 (Thầy Trung)
🔗 Fanpage: https://facebook.com/kythuatcongtrinh-LHU