Thông tin Khoa học & Kỹ thuật

Khoa KH&CN Thực Phẩm – Những xu hướng công nghệ thực phẩm sẽ “nở rộ” ở châu Á

Mặc dù châu Á vẫn còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, nhưng niềm đam mê lâu đời đối với ẩm thực khiến nơi đây trở thành khu vực phù hợp cho các đổi mới thú vị…

Ảnh: Vegconomist

Ảnh: Vegconomist

Các chương trình tăng tốc công nghệ thực phẩm đang gia tăng trong khu vực, chẳng hạn như Space-F và Big Idea Ventures, đang thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ thực phẩm đầy triển vọng. Chúng ta thực sự sẽ chứng kiến ​​nhiều đổi mới phá vỡ cách thưởng thức đồ ăn của mình. Năm 2023 sẽ là năm mà các công ty khởi nghiệp ở khu vực này chứng kiến ​​sự phát triển nhanh chóng và thậm chí có thể tạo được một vài xu hướng mới cho quốc tế.

THỊT CÓ NGUỒN GỐC TỪ THỰC VẬT 

Các nhà sản xuất thực phẩm toàn cầu đang chạy đua để chiếm lĩnh thị phần "protein chay", lĩnh vực có thể có giá trị lên tới 140 tỷ USD trong một thập kỷ tới, khi các mối quan tâm về môi trường, đạo đức và sức khỏe thúc đẩy ngành công nghiệp này bùng nổ, theo ước tính của ngân hàng Barclay. Tại Mỹ, cổ phiếu của Beyon Meat, nhà sản xuất bánh burger không có thịt bò, tăng vọt từ 25 USD lên hơn 65 USD trên sàn giao dịch phố Wall hồi tháng 5, thúc đẩy sự chú ý của các nhà đầu tư và người tiêu dùng thích ăn chay.

Trong lúc xu hướng này tiến vào ngành công nghiệp thịt khổng lồ của Mỹ, những người cổ vũ protein chay cũng đang để mắt tới các thị trường mới, bao gồm châu Á, nơi hàng triệu người có chế độ ăn giàu thịt cá. Chẳng hạn như món pad kra phao của Songpol được làm từ một loại thịt lợn nhân tạo thương hiệu Omnimeat. Thịt làm từ đậu Hà Lan, nấm hương, gạo và đậu nành do công ty Green Monday có trụ sở tại Hong Kong sản xuất. "Nó được làm ra nhằm phục vụ ẩm thực châu Á", CEO David Yeung nói.

Sau Singapore, nơi thương hiệu Omnimeat ra mắt tại các nhà hàng năm ngoái, Thái Lan, đất nước phần lớn người dân theo đạo Phật, trở thành nơi thử nghiệm mới ở Đông Nam Á cho sản phẩm thịt lợn nhân tạo. Từng bước một, các công ty trong khu vực đang "bắt đầu bước vào lĩnh vực này và thu hút nhiều đầu tư hơn", Michelle Teodoro, nhà phân tích thực phẩm và dinh dưỡng ở Mintel, nói. Từ Nhật Bản tới Philippines, các công ty đang bắt kịp với các nhà sản xuất thịt nhân tạo trong những giao dịch trị giá hàng trăm triệu đôla. Temasek Holdings, công ty thuộc sở hữu nhà nước của Singapore, gần đây đã đầu tư vào Perfect Day Foods sản xuất món kem không làm từ sữa bò.

Thịt lợn nhân tạo của thương hiệu Omnimeat.

Thịt lợn nhân tạo của thương hiệu Omnimeat

Việc mở rộng các lựa chọn sản phẩm plant-based đang góp phần làm cho các lựa chọn thay thế thực vật trở thành một lựa chọn lâu dài cho người tiêu dùng trên khắp thế giới. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đặc biệt dễ bị tổn thương do nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế, với dân số dự kiến là 4,6 tỷ người vào năm 2030. Do đó, khu vực này có khả năng thống trị thị trường đạm thực vật đạt 64,8 tỷ USD vào năm 2030, tăng từ mức 13,5 tỷ USD vào năm 2030.

ĐỒ UỐNG THẾ HỆ MỚI

Đại dịch COVID-19 vô tình trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy người dân ở khu vực châu Á chuyển sang sử dụng các loại đồ uống không cồn hoặc ít cồn. Từ Thái Lan đến Philippines, ngày càng nhiều người dân trên khắp khu vực chuyển sang sử dụng phiên bản không chứa cồn của đồ uống yêu thích của họ để thể tránh bị đau đầu hoặc những tác hại do sử dụng rượu, bia quá mức, theo Asia Nikkei.

Suntory Holdings vừa qua đã bắt đầu sản xuất sản phẩm cocktail đóng hộp có tên Horoyoi tại Thái Lan thông qua doanh nghiệp địa phương Thai Spirit Industry. Thức uống này cũng phổ biến ở Nhật Bản, và chỉ chứa 3% cồn. Suntory Holdings trước đây đã nhập khẩu đồ uống từ Nhật Bản. Ban đầu, công ty có kế hoạch sản xuất 10.000 thùng ở Thái Lan, với hương vị nho và đào. Công ty Nhật Bản hy vọng sẽ tăng tốc độ phát triển của đồ uống và hương vị mới bằng cách sản xuất chúng ở nơi chúng được bán, để có thể điều hướng tốt hơn các chu kỳ sản phẩm nổi tiếng ngắn hạn của ngành đồ uống sẵn có.

Người châu Á từ lâu đã thực hành các phương pháp chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng truyền thống. Những nghiên cứu gần đây cũng đã phát hiện ra những lợi ích sức khỏe thực sự trong các loại thực phẩm và thành phần như tempeh (một món ăn truyền thống bằng đậu nành xuất xứ từ Indonesia), trà xanh, nghệ và gừng, tất cả đều được coi là chất tăng cường sức khỏe theo quan niệm cổ xưa. Được gọi là thực phẩm chức năng, những thành phần này phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng muốn ăn uống lành mạnh, ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường khả năng miễn dịch của họ.

Đồ uống chức năng giàu dinh dưỡng của công ty khởi nghiệp Jamulogy.

Đồ uống chức năng giàu dinh dưỡng của công ty khởi nghiệp Jamulogy

Các công ty khởi nghiệp như Jamulogy có trụ sở tại Bangkok, sản xuất đồ uống chức năng giàu dinh dưỡng dựa trên jamu (một loại thuốc nam được làm từ các nguyên liệu tự nhiên, chẳng hạn như rễ, vỏ cây, hoa, hạt, ...) của Indonesia, đang đáp ứng nhu cầu này. Một ví dụ khác là thương hiệu ''Three Spirit 0%'' đến từ Thái Lan bảo đảm một loại rượu khai vị hoàn toàn không có độ cồn. Đồ uống này gồm các chất chiết xuất từ lá ổi, lá bùi (guayusa), hạt ngũ vị tử (schisandra) dùng để làm tinh dầu, nhưng quan trọng nhất vẫn là nhân sâm có vị ngòn ngọt đăng đắng, nổi tiếng là bổ dưỡng cho khí huyết. 

Theo Băng Hảo

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm - Đại học Lạc Hồng


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        1,601,491       7/819