Phòng & điều trị bệnh

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phòng & điều trị bệnh


Tác hại của sốt siêu vi

     Hiện nay đang trong mừa mưa, tình trạng sốt xuất huyết diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, người ta lại thường nhầm lẫn giữ sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sốc, trụy mạch gây nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

     Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau Phần lớn sốt do nhiễm siêu vi thường không nguy hiểm, bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đố với trẻ em.

     Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt siêu vi
- Sốt cao trên 38,5 o C kèm theo cảm giác nóng , lạnh và đôi khi người bị co giật.
- Đau nhức: Cảm giác đau nhức mình mẩy,có thể mệt mõi,đau đầu nhiều.
- Biểu hiện ở đường hô hấp:  ho, hắt hơi, sổ mũi, họng đỏ có thể sưng tấy.
- Nôn:Có thể xảy ra sau bửa ăn hoặc nôn khan.
- Viêm hạch bạch huyết:Do bội nhiểm vi khuẩn đường hô hấp,có thể xuất hiện các hạch ở vùng cổ,dưới hàm có thể nhìn hoặc sờ thấy được.
- Phát ban: Xuất hiện sau 2 – 3 ngày sốt,trên da sẻ nổi những chấm ban đỏ li ti,ngứa ngáy.
- Rối loạn tiêu hóa:Đi tiêu phân lỏng hoặc nhầy.

2. Cách xử trí cơ bản
- Trước tiên chườm trán bằng khăn mát,lau khô mồ hôi, và để người bệnh nằm nơi thoáng mát.
- Nếu nhiệt độ 38,5o C có thể dùng hạ sốt thông thường như: Paracetamol 500mg 1viên/lần.
- Người bị sốt siêu vi thường khỏi  bệnh sau 7 ngày. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị sớm rất dể biến chứng sang viêm phế quản phổi. Đây là biến chứng nặng thường gặp và hay bùng phát thành dịch với diển biến phức tạp và nguy hiểm.
- Nên chăm sóc tốt bằng cách bổ sung vitamin ,uống bù nước, ăn thức ăn lỏng dể tiêu nhiều chất dinh dưỡng đễ nhanh hồi phục sức khỏe.

3. Phòng ngừa
- Hạn chế tiếp xúc thường xuyên với người bệnh.
- Luôn mang khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống, môi trường sống thoáng mát ,sạch sẽ.

4. Lời khuyên
Các loại kháng sinh không phải là biện pháp loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
Cần đến khám trung tâm y tế nếu có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt cao không hạ hoặc co giật.
- Ngủ nhiều li bì, khó đánh thức.
- Nôn ói nhiều, không ăn uống được.
- Tiêu ra máu.
- Thở mệt, tím tái.
- Xuất hiện những chấm xuất huyết ở da, toàn thân.

(Nguồn: BS.Đặng Thị Kim Trinh - Khoa DV2)

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  4,596,905       1/516