Phòng & điều trị bệnh

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phòng & điều trị bệnh


Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng

Ngộ độc thực phẩm về cơ bản nguy hiểm cho sức khỏe do ăn đồ ăn bị ô nhiễm gây ra. Mức độ ngộ độc thức ăn tùy thuộc vào mức độ kém vệ sinh của thức ăn đó.

Đặc trưng của mùa nắng nóng là có nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao. Môi trường này là điều kiện rấ́t tốt cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, dẫn tới ô nhiễm hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu nếu không bảo quản cẩn thận.

Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

1. Xử lý thực phẩm hoặc nấu nướng món ăn không đúng cách.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh.

4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.

5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để “tiêu diệt” các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Những người bị ngộ độc thực phẩm thường bị đau bụng, nôn mửa, sốt nhẹ rồi dẫn chuyển sang sốt cao, mất nước và một số trường hợp bị tiêu chảy.

Phòng ngừa và điều trị ngộ độc thực phẩmĐể phòng tránh khỏi bị nhiễm độc, nên thực hiện tốt 10 lời khuyên sau đây:.

1. Lựa chọn và mua thực phẩm ở nơi càng gần nhà càng tốt, nên chọn những con vật (cá, tôm, gà vịt...) đang còn sống, cử động được. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào, do ai bán... để làm các thủ tục pháp lý và đền bù thỏa đáng.

.2. Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia đình. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch.

.3.  Nếu sử dụng củ Sắn (khoai mì) , cần chú ý phòng ngừa ngộ độc xyanua, Hàm lượng Xyanua cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lượng cao hơn). Cách tốt nhất để loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi;  Đối với khoai tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu.

.4.  Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà chuột, bọ, dán, ruồi...

.5. Luôn luôn rửa sạch tay thật kĩ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vuốt ve, chạm vào thú vật.

. 6. Nấu chín kĩ thức ăn trước khi ăn. Thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn, tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng.

.

7. Các thực phẩm để dành, không để quá 4 giờ và phải hâm kỹ trước khi ăn.

.8. Cất giữ thịt và cá chưa chế biến trong bao kín và giữ trong đáy tủ lạnh; Giữ các loại thực phẩm dễ ôi thiu dưới 50C (410F); Rửa rau quả dưới vòi nước chảy trước khi ăn.

. 9. Không nên dùng lại đồ ăn thừa, nhất là khi chúng không được bảo quản vệ sinh. Để tránh lãng phí, hãy mua và nấu vừa đủ. .

.10. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn (date), có mùi  vị lạ bất thường, hoặc bị ôi thiu, nổi nấm mốc....

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Ở mức độ ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn có thể khắc phục hậu quả bằng biện pháp đơn giản như bù nước (uống nhiều nước lọc sạch và ăn nhẹ). Nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng thêm thì nhất định phải đi khám càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa là cách chữa bệnh tốt nhất trong hàng loạt các biện pháp đối phó với các vấn đề ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng. Vậy nên, sinh viên hãy lưu ý để tránh những rủi ro đáng tiếc này cho chính bản thân mình.

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  4,621,202       1/891