Bám sát sứ mạng của Trường Đại học Lạc Hồng là đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng, chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng đáp ứng nhu cầu xã hội; Do đó, sáng ngày 20/7/2024 tại phòng B203, cơ sở 1 Trường Đại học Lạc Hồng diễn ra buổi Hội thảo chia sẻ chuyên đề ứng dụng AI trong học tập và nghiên cứu.
Tham dự buổi hội thảo có sự hiện diện của Ban Giám Hiệu, Lãnh đạo các khoa, trung tâm, tập thể khoa Sau đại học; đồng thời thu hút được sự quan tâm của đông đảo quý thầy, cô cùng toàn thể nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên LHU và các cá nhân bên ngoài trường.
Khai mạc buổi hội thảo, Tiến sĩ Lâm Thành Hiển - Hiệu trưởng nhà trường đã chia sẻ: “Một trong 3 mục tiêu được LHU chú trọng phát triển, thứ nhất là hoạt động đào tạo, thứ hai là hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thứ 3 là hoạt động kết nối phục vụ cộng đồng. Trong đó, việc kết nối với cộng đồng giúp tạo ra môi trường học tập năng động, kích thích sự sáng tạo và mở ra hướng nghiên cứu mới. Điều này cũng đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương và đất nước, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội.”
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và nghiên cứu khoa học. Hội thảo lần này nhằm mục đích cung cấp cho quý thầy cô, nghiên cứu sinh và sinh viên những kiến thức và hiểu biết sâu rộng về ứng dụng của AI trong học tập và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả nghiên cứu tại Trường Đại học Lạc Hồng.
Xuyên suốt buổi hội thảo có các diễn giả như: TS. Lâm Thành Hiển- Hiệu trưởng, TS. Lê Phương Trường- Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng, NCS. Nguyễn Trọng Vinh- Trưởng phòng Đào tạo, NCS. Trần Văn Thành- Giảng viên khoa Cơ điện - Điện tử chia sẻ một số nền tảng AI hiện nay để phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Phần 1: Chia sẻ một số kinh nghiệm từ việc sử dụng CHATGPT trong viết báo khoa học, cài đặt và thử nghiệm
ChatGPT có thể giúp bạn phát triển ý tưởng cho đề tài nghiên cứu bằng cách cung cấp thông tin nền tảng, các nghiên cứu liên quan, và đề xuất các hướng nghiên cứu mới.
Context: Ngữ cảnh, cung cấp đủ thông tin để Chat Al có thể trả lời sát với mong muốn của bạn.
Response Format: Mô trả hình thức, cấu trúc của câu trả lời mà bạn muốn.
Points: công thức: [Task] + [Context] + [Response Format (if needed)]
Phần 2: Một số nền tảng AI hiện nay
OpenRead: cung cấp một giải pháp toàn diện cho nhà nghiên cứu và học giả
Research Buddy:
Ask My Book: cung cấp một giải pháp tiện lợi để truy cập thông tin cần thiết từ The Minimalist Entrepreneur một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Playbooks: Playbooks by Twig là một bộ sưu tập tài nguyên và sách hướng dẫn AI được tùy chọn đặc biệt dành cho các nhà lãnh đạo và nhân viên hỗ trợ khách hàng. Nó cung cấp một loạt các tài liệu như báo cáo trắng, ma trận đánh giá nhà cung cấp, các cuộc trò chuyện Slack trong cộng đồng hỗ trợ và thông tin phân tích ROI và phân tích cho các giải pháp dựa trên AI.
Consensus: là một công cụ tìm kiếm dựa trên trí tuệ nhân tạo được thiết kế để nhanh chóng tìm ra câu trả lời từ nghiên cứu khoa học.
Lumina: là một bộ công cụ nghiên cứu được trang bị trí tuệ nhân tạo giúp người dùng khám phá, nghiên cứu và hiểu về văn học khoa học. Nó cung cấp tính năng trò chuyện để tương tác với một bộ sưu tập tài liệu và cung cấp câu trả lời chính xác và được trích dẫn tốt cho các truy vấn của người dùng.
Lumina là một công cụ vô cùng quý giá đối với nhà nghiên cứu, học giả, sinh viên và bất kỳ ai liên quan đến việc khám phá văn học khoa học.
Minerva: Minerva được phát triển bởi AcademicID, là một trợ lý nghiên cứu ảo được trang bị trí tuệ nhân tạo nhằm hỗ trợ các nhà học, nhà nghiên cứu và sinh viên trong hành trình tìm kiếm kiến thức. Bằng cách tận dụng những tiến bộ mới nhất trong học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Minerva cung cấp các phản hồi thông minh cho một loạt các truy vấn và yêu cầu học thuật.
Elicit: Tìm kiếm bài báo liên quan, Người tạo nội dung nhằm tăng cường công việc của họ thông qua nghiên cứu hỗ trợ bởi AI
Tyles: Tyles hoạt động như một trung tâm nghiên cứu duy nhất cho tất cả các nhu cầu nghiên cứu của bạn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tránh việc phải sử dụng nhiều công cụ và tài nguyên khác nhau.
ResearchRabbit: học được những gì bạn yêu thích và cải thiện các đề xuất của mình. Theo dõi những bài báo mới nhất liên quan đến bộ sưu tập của bạn. Hình dung mạng lưới các bài báo và sự hợp tác giữa các tác giả. Sử dụng biểu đồ như "điểm nhảy" mới để đào sâu hơn nữa. Hợp tác trong việc tập hợp các bài báo, hoặc giúp đỡ trong quá trình tìm kiếm của người khác và cũng để lại nhận xét.
Ask an AI: cung cấp một giải pháp tiện lợi và hiệu quả để tìm kiếm thông tin về bất kỳ chủ đề nào, là một công cụ có giá trị cho người dùng từ mọi lĩnh vực.
Phần 3: Hướng dẫn tổng hợp nghiên cứu với SCHOLAR AI
Tìm và tổng hợp các bài báo với Scholar AI: ra lệnh cho A.I tìm kiếm bài báo: “tìm cho tôi bài báo + chủ đề…”.
Xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu
Phần 4: Cách viết bài báo khoa học sử dụng CHATGPT
Phần 5: Hướng dẫn thực hành, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã mở ra những cơ hội mới trong học tập và nghiên cứu, từ việc cải tiến quá trình giảng dạy đến nâng cao khả năng phân tích dữ liệu và dự đoán trong nghiên cứu khoa học. Mặc dù AI mang lại nhiều lợi ích lớn cho học tập và nghiên cứu, nhưng cũng đặt ra những thách thức như vấn đề bảo mật thông tin, đạo đức và trách nhiệm trong việc sử dụng dữ liệu.
TS. Lâm Thành Hiển - Hiệu trưởng chia sẻ thông tin tại hội thảo
TS. Lê Phương Trường - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng chia sẻ thông tin tại hội thảo
Hướng dẫn thực hành trực tiếp cho người tham dự
Toàn cảnh buổi hội thảo Ứng dụng AI trong học tập và nghiên cứu
AI, sđh, lhu, pvcđ, hội thảo