Cựu sinh viên

Vũ Xuân Nguyên - CSV Khoa Khoa học và Công nghệ Thực phẩm

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống y tế và chăm sóc sức khỏe, mặc dù ba mẹ không hướng con nối nghiệp gia đình, song trở thành sinh viên của một trường Cao đẳng, Đại học về lĩnh vực Y tế là mong ước và là mục tiêu phấn đấu của tôi trong suốt những năm tháng học sinh của tôi. Tốt nghiệp Trường TH - THCS - THPT Bùi Thị Xuân. Năm 2012, tôi ra trường với lời nhắn nhủ của thầy chủ nhiệm lớp 12C11 “Hậu sanh khả úy hay hậu sanh khả ố là do các em quyết định”. Tuy nhiên, năm ấy cái nghiệp “Lương y như từ mẫu” của gia đình đã không gọi tên tôi. Một số tình huống nào đó đối với mỗi người chấp nhận không khó nhưng tinh huống này đối với tôi điều đó rất khó khăn để chấp nhận, lẽ nào là “khả ố” rồi ư? Và rồi tôi vội suy nghĩ thóang qua mình phải làm gì đó? Tiếp tục ôn thi để sang năm thi tiếp cái nghiệp của gia đình, hay chọn một trường cao đẳng Y tế nào đó để “Đi đường vòng”. Nhưng rồi một cơ duyên đã đưa tội gặp gỡ và rồi trở thành sinh viên ngành Công nghệ Sinh học của một ngôi trường đại học nằm trên đoạn đường mang tên của Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ là Đại học Lạc Hồng.

Lần đâu đặt chân tới trường Lạc Hồng, tôi đã cảm nhận được một tình cảm thật kì lạ, một thứ tình cảm khó mà có thể nói bằng lời để gọi tên, đó là sự ngỡ ngàng, lạ lẫm mà xen chút ân cần. Đó là một cảm xúc mới, không hẳn hoàn toàn là sự hồi hộp, lo âu như khi bước chân vào cấp III, cũng không phải sự ngây ngô, rụt rè như ngày vào cấp II, và càng không phải là cảm giác xa lạ, sợ sệt như ngày đầu tiên đi học lớp một.

Đại học Lạc Hồng, là một ngôi trường có tuổi đời và lịch sử ngắn, nhưng là cái nôi ươm mầm tài năng với môi trường học tập ăn ở, và là nơi giúp tôi tiếp cận nguồn tri thức mới, cách thức làm việc khoa học và trau dồi thêm nhiều kỹ năng để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống sau này. Đây cũng là nơi để tôi tu dưỡng bản thân, phấn đấu trở thành người có tri thức, năng động và sáng tao, những công dân có ích cho đất nước. Đó là điều đầu tiên tôi nhận thấy khi ở nơi đây, mái trường mang biểu tượng chim Lạc này.

Có ai đó đã nói rằng: “Một thủy thủ là một phần của con tàu”. Trải qua 4.5 năm là sinh viên Ngành Công nghệ Sinh học, và học tập tại Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường, tôi cảm nhận rằng tôi đã dần trở thành một phần của khoa này, hơn hết tôi nhận thấy đây là một môi trường lý tưởng với đội ngũ giảng viên đầy tâm huyết, trình độ chuyên môn cao, tạo điều kiện để tôi tìm hiểu, sáng tạo và phát huy năng lực bản thân. Tôi được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên ngành công nghệ sinh học, công nghệ protein enzyme, Công Nghệ Sinh Học Phân Tử, Kĩ Thuật Trồng Nấm, Kĩ Thuật Thủy Canh, Công Nghệ Sinh Học Thực Vật, Công Nghệ Sinh Học Động Vật, Công Nghệ Nuôi Cấy Mô, Công Nghệ Sinh Học Môi Trường… không những là những kiến thức trên lý thuyết mà còn những giờ thực hành với trang thiết bị không ngừng được đầu tư và cải tiến. Nhà trường tạo điều kiện để sinh viên được thực tập tại các cơ sở nhà máy, doanh nghiệp tiếp xúc thực tế, nắm bắt kịp thời nhu cầu xã hội đang cần, bên cạnh đó các sinh viên còn được nhà trường và lãnh đạo khoa liên hệ với các cơ sở đào tạo có uy tín gửi đi đào tạo hoặc đào tạo tại trường để cấp các chứng chỉ cần thiết cho công việc sau này như: ISO, … Riêng cá nhân tôi sau khi thực tập tại BVĐK Thống Nhất Đồng Nai, đã được cấp chứng chỉ đào tạo Nghiên cứu Khoa học, do chính bệnh viện cấp. Ngoài ra, thầy cô còn chia sẻ kinh nghiệm kỹ năng mềm, cách giao tiếp, cách thuyết trình... Đại học Lạc Hồng cũng là một trường với nhiều hoạt động đoàn, các chiến dịch tình nguyện, tiếp sức mùa thi, mùa hè xanh…tạo nên sự gắn kết, thân thiện giữa trường và sinh viên.Tất cả đã trở thành nền tảng vững chắc để tôi tự tin bước vào một môi trường làm việc năng động, cạnh tranh khi rời khỏi ghế nhà trường.

Giờ đây, Sau 1 năm tốt nghiệp với tấm bằng đỏ Kỹ sư, hiện tại tôi đang công tác tại TĐHH VEDAN, Khối Đảm bảo chất lượng, Bộ phận Nghiên cứu Phát triển sản phẩm (R&D) chức vụ Trợ lý chuyên viên cao cấp. Bằng những kiến thức đã tích lũy tại trường và tại Khoa, tôi đã tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành đã học, cùng với môi trường làm việc năng động và thân thiện, càng làm tự tin để hoàn thành tốt công việc của mình. Với mức lương tôi kiếm được, đủ lo cho gia đình và phụ giúp với ba mẹ nuôi em đi học để em tôi có thể thay tôi bước theo nghiệp thầy thuốc của gia đình, cùng với đó là những cơ hội rõ nét để thăng tiến trong công việc. Tôi thật tự hào là khi được học tập tại ngôi trường mang tên Đại học Lạc Hồng.

Tôi hiểu rằng con đường phía trước còn nhiều chông gai, thử thách gian nan. Nhưng nhờ có sự quan tâm giúp đỡ và dạy dỗ nhiệt tình của quý thầy cô giáo, tôi và các sinh viên lớp 12SH111, sẽ lập thân và lập nghiệp thành công trở thành các Kỹ sư Công nghệ Sinh học có đức có tâm và có tầm, giúp ích cho xã hôi.

Lời Cuối! Xin gửi đến các bạn các em khóa sau là:

“Đừng có để ý đến những mất mát trong quá khứ! Những gì đã qua thì cũng đã qua rồi! Hãy tự hỏi xem mình còn lại gì thì hơn.”

Thế hệ của chúng tôi đã qua, bây giờ là thời của các bạn, khi còn ngồi trên ghế nhà trường các bạn hãy tự tin vào chính các bạn và hãy cố gắng học thật tốt nỗ lực hết sức vì các bạn đang và sẽ được các thầy cô trong khoa luôn nhiệt tình, sẵn sàng truyền đạt các kiến thức cho sinh viên, hưỡng dẫn tận tình khi học và kỹ lưỡng khi sinh viên làm thí nghiệm. Đừng nhìn về quá khứ và đừng lo vì tương lai, Khoa sẽ dúp các bạn tìm nơi để thực tập thật tốt để các bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc sau này và định hướng nghề nghiệp cho các bạn sau này.

Mình sẽ dùng câu nói của thầy chủ nhiệm lớp mình dành tặng cho các bạn:

“Hậu sanh khả úy hay hậu sanh khả ố là do các bạn quyết định!”

Xin tri ân quý thầy cô, anh chị nhân viên, các cô chú lao công và bảo vệ những người thầm lặng bằng một tình yêu nguyên vẹn và lòng kính trọng tươi đẹp nhất của tuổi trẻ.

Khoa KH&CNTP theo Bộ phận Quan hệ DN & Hỗ trợ SV

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        339,246       2/531