Từ năm 1998, Thủ tướng đã phát động Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường từ ngày 29/4 đến ngày 06/5 hằng năm, với mục đích nâng cao nhận thức của người dân về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường, hướng tới bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Căn cứ Công văn 2412/BNN-TL năm 2024 về tổ chức và hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn chủ đề cho Tuần lễ nước sạch năm 2024 là "Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu".
Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) được tổ chức tại Rio de Janeiro, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết lấy ngày 22/3 hàng năm là Ngày Nước Thế giới - nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng thiết yếu của nước đối với mọi sinh vật.
Chủ đề Ngày Nước Thế giới năm 2024 là “Sử dụng nước vì hòa bình” – nhằm mục đích kêu gọi các quốc gia đoàn kết, tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý, bảo vệ nguồn nước để bảo tồn nguồn tài nguyên nước quý giá. Cùng nhau khai thác và sử dụng nguồn nước một cách công bằng, bình đẳng, đặt nền móng cho một ngày mai hòa bình, ổn định và thịnh vượng hơn.
Hiện nay trên thế giới có hơn 3 tỷ người phụ thuộc vào nguồn nước xuyên quốc gia. Tuy nhiên theo số liệu của Tổ chức Liên Hiệp Quốc chỉ có 24 quốc gia có thỏa thuận về nguồn nước chung của họ. Khi nước bị ô nhiễm hoặc khi người dân đấu tranh để tiếp cận nguồn ngước của hộ thì xung đột sẽ gia tăng. Bằng cách hợp tác giữa các vần đề sử dụng nước bền vững giữa các quốc gia sẽ tạo ra nhiều lợi ích như: an ninh lương thực được đảm bảo, duy trì sinh kế và hệ sinh thái bền vững, gúp khả năng ứng phó được các về đề về biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, phát triển năng lượng tái tạo và giúp duy trì nền hòa bình trong khu vực.
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Mỗi người dân cần sử dụng một cách hợp lý tài nguyên nước và chung tay bảo vệ nguồn nước nhằm góp phần chung tay vào sự phát triển của đất nước.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội, năm 2024 Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm mở các ngành: Công nghệ môi trường, An toàn, Sức khỏe và Môi trường, Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường để cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường cho xã hội.
KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TUYỂN SINH NĂM 2024
Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:
+ Công nghệ thực phẩm;
+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;
+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.
Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:
+ Công nghệ môi trường;
+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;
+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.
Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:
+ Công nghệ thực phẩm;
+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;
+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.
Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:
+ Công nghệ môi trường;
+ An toàn, Sức khỏe và Môi trường;
+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.
KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÓ ƯU ĐIỂM
1. 100% Giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo phương pháp giảng dạy và đánh giá theo chuẩn quốc tế, với hơn 15 năm kinh nghiệm, hiện đang làm cố vấn chuyên môn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
2. 100% Chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý chuyên môn.
3. 100% Sinh viên tốt nghiệp ĐÚNG thời gian đào tạo và được hỗ trợ xin việc làm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Văn phòng Trưởng khoa: Tiến sĩ Lê Thị Thu Hương
- Phòng I.405, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
- Tel: (0251). 3953.442 / 3951795
- Fax: 0251. 3952534
Văn phòng Phó trưởng Khoa: ThS Lê Phú Đông
- Phòng I.408, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng. Số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phường Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai.
Khoa Khoa học & CN Thực Phẩm - Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024