Ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn nạn toàn cầu và gây ra những hậu quả nặng nề cho con người cũng như cả trái đất. Do đó, từ lâu bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta.
Để quản lý và bảo vệ môi trường, Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp về kinh tế và pháp lý với việc ban hành các đạo luật liên quan đến môi trường, các quy phạm pháp luật về thuế, phí môi trường và chế tài dân sự hành chính, cũng như tăng cường áp dụng các biện pháp về hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, can thiệp vào các hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội để bảo vệ cho các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
Trong đó, các công cụ kinh tế được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu là điều hòa xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Công cụ kinh tế hiện nay rất đa dạng, bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí đặt cọc, ký quỹ quỹ bảo vệ môi trường, trợ cấp môi trường và hệ thống các tiêu chuẩn về ISO, sinh thái môi trường.
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một lượng khí CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác quy đổi sang CO2 tương đương. Một tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2 hoặc 1 tấn CO2 quy đổi tương đương.
Việt Nam: Vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025
Ngày 07/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Trong đó, giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ: Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025; Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.
Giai đoạn từ năm 2028, sẽ: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức trong năm 2028; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.
KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM TUYỂN SINH
Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:
+ Công nghệ thực phẩm;
+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;
+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.
Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 4 năm. Với các chuyên ngành:
+ Công nghệ môi trường;
+ Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường;
+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.
Ngành Công nghệ thực phẩm - Mã ngành: 7.54.01.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:
+ Công nghệ thực phẩm;
+ Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm;
+ Khoa học thực phẩm và Dinh dưỡng.
Ngành Khoa học môi trường - Mã ngành: 7.44.03.01. Thời gian đào tạo: 18 tháng. Với các chuyên ngành:
+ Công nghệ môi trường;
+ Quản lý An toàn, Sức khỏe và Môi trường;
+ Năng lượng xanh và Sinh thái môi trường.
KHOA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM CÓ ƯU ĐIỂM
1. 100% Giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo phương pháp giảng dạy và đánh giá theo chuẩn quốc tế, với hơn 15 năm kinh nghiệm, hiện đang làm cố vấn chuyên môn cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
2. 100% Chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý chuyên môn.
3. 100% Sinh viên tốt nghiệp ĐÚNG thời gian đào tạo và được hỗ trợ xin việc làm.
Khoa Khoa học & CN Thực phẩm – ĐH Lạc Hồng